“ Maldives đắt xắt ra miếng “ dân tình thường kháo nhau như vậy thật ra là có lí do cả. Hông phải chỉ đơn giản đắt đỏ ở những Resort cao cấp hạng sang đẹp lung linh huyền ảo, mà đắt đỏ ở nhiều các chi phí khác nữa. Dĩ nhiên đó là khi bạn tự túc đi “ mình ên” nha, còn đi với AOW thì có đủ các gói để chọn lựa, mà gói nào cũng bao gồm tất tần tật không phải nghĩ ngợi gì.
Có 1 điều thú vị là từ năm 2000 TCN thì các nhà khảo cổ học tin rằng Maldives là hòn đảo “ sinh ra tiền” chứ không phả là hòn đảo “nuốt tiền” như bây giờ đâu, họ gọi nó cái tên thân thương là “Đảo Tiền” .Nơi này chuyên cung cấp vỏ sò cowrie, được dùng như tiền thời đó ở khu vực Châu Á và đông Phi, xơ dừa, cá ngừ khô (Cá Maldive). Những con tàu buôn trong nước và nước ngoài thường chất hàng tại Maldives và đưa chúng tới các bến cảng ở Ấn Độ Dương.
Trời sinh Maldives có điều kiện địa lý độc đáo để phát triển mạnh ngành công nghiệp du lịch, chính vì vậy những hòn đảo bình dị của Maldives bắt đầu nhận được rất nhiều sự chú ý từ các đại gia kinh doanh bất động sản trên thế giới. Alan O’Connor – Giám đốc của Tập đoàn bất động sản sang trọng Debutesq cùng một tỷ phú người Nga ở London là những cá nhân có niềm đam mê mãnh liệt với Maldives ,họ mong muốn phát triển một khu nghỉ mát sang trọng & độc quyền. Công ty Debutesq nói với CNBC rằng hơn 1 tỷ USD đã được đầu tư vào Maldives trong bốn năm qua, con số này đã tăng vọt trong những năm gần đây. Một số khách hàng của công ty là những doanh nhân từ Nga và Đông Nam Á kinh doanh các lĩnh vực đa dạng bao gồm tài chính và dầu mỏ. Toàn các anh “đại” không hà.
Tỷ phú người cộng hoà Séc Jiri Smejc, 42 tuổi, đã mở một resort mang tên Velaa Private Island, nơi cung cấp các biệt thự sang trọng có giá lên đến 30.000USD một đêm. Rõ ràng các đại gia đã đầu tư quá quá nhiều tiền vào Maldives và vì vậy họ cũng mong muốn thu được khoản lợi nhuận khổng lồ. Mặt thuận lợi khác cho họ là khoảng cách giữa các đảo khá xa, việc di chuyển ra bên ngoài không thuận tiện cho lắm, các Resort trở nên biệt lâp hoàn toàn, càng có cơ hội thu lợi rất nhiều từ chi phí cho các bữa ăn hàng ngày và các dịch vụ giải trí. Bây giờ thì bạn hiểu vì sao Maldives ăn chơi ngủ nghỉ đều đắt xắt ra miếng rồi hỉ.
Ngoài ra, chính phủ qui định hầu hết hàng hoá, dịch vụ ở Maldives đều phải trả thêm 10% tiền phí dịch vụ, 12% tiền thuế và 6 USD tiền phí môi trường một người. Nếu có tự book resort ,bạn nên mạnh dạn hỏi trước các khoản này đã được tính vào hoá đơn chưa nhé.
Như vậy ở Maldives, nền kinh tế chủ yếu dựa vào ngoại tệ được tạo ra thông qua họa động du lịch, kế đến là từ câu cá & xây dựng. 99% các mặt hàng gia dụng được nhập khẩu từ các nước khác. Bởi thế khi tham quan một vòng city tour quanh chợ, bạn thường nhìn thấy 1 món quà lưu niệm nhỏ xíu đã vào tầm vài đô/cái. Nhắc mới nhớ nhiều khách hỏi mình đi Maldives mang theo bao nhiêu tiền thì đủ nhỉ? Thiệt sự không bao nhiêu cho đủ nếu mà muốn mua các món đồ ở đây, 1 cái kẹo dừa cũng 4-5USD/cái, mấy cái icon xinh xinh dán lên tường, tủ lạnh cũng 5USD/ cái, rồi thì thú bông bé tạo mấy chục đô…. Đặc sản bạn nên mua thì chỉ có cá ngừ đại dương là hợp lí thôi. Khách đặt tour của AOW thì khỏi mang theo tiền chi cho tốn kém mấy khoản không đáng này.Ăn uống ngủ nghỉ vui chơi tụi mình lo trước hết rồi.